5 cách phòng tránh ung thư đại trực tràng : Đâu đúng đâu sai?
Bạn đã bao giờ tự hỏi bao nhiều phần trong những thông tin về các biện pháp phòng tránh ung thư trên mạng và báo đài là đúng sự thật? Nhiều thông tin được đưa trên mạng nói về những giải pháp giúp phòng tránh ung thư đại trực tràng đã khiến không ít bạn đọc boăn khoăn, trong khuôn khổ bài viết này, các chuyên gia về tiêu hóa sẽ giúp giải thích và làm rõ thực hư trong 5 lời khuyên thường gặp khi nói đến các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư
1. Giữ cân nặng khỏe mạnh và hạn chế ăn thịt mỡ? NÊN.
+ Có đúng là hạn chế ăn thịt sẽ giúp phòng tránh ung thư?
Thịt là nguồn cung cấp chất đam, Vitamin và các khoáng chất quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta. Những nghiên cứu y học cho rằng ăn thịt tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng đều nói đến các loại thịt chế biến sẵn và thịt đỏ. Theo các nghiên cứu, thịt trắng nói chung không làm gia tăng nguy cơ ung thư. Và để phòng tránh, chúng ta nên có một thực đơn ăn thịt điều độ và nên chọn ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ.
Thịt chế biến sẵn dù là thịt trắng hay thịt đỏ cũng đều tăng nguy cơ gây ung thư, do các chất gây ung thư biến đổi gen sản sinh khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao hoặc nấu với than nướng. Ngoài ra, nitrat/nitrit và muối có trong thịt chế biến sẵn cũng dẫn đến sự tạo thành của nhóm hợp chất gây ung thư.
Tiêu thụ 100g thịt đỏ hoặc 50g thịt chế biến sẵn mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng lên từ 15 đến 20%.
+ Vậy theo bác sĩ, có nên cắt giảm tiêu thụ thịt ít nhất 1 ngày/tuần?
Giảm thiểu lượng thịt thu nạp vào cơ thể thường lợi hơn là hại, dù chỉ 1 ngày trong tuần. Bạn có thể bắt đầu bằng cách ăn thịt gà thay vì thịt bò, rồi ăn cá thay vì ăn thịt. Cũng có thể biến món thịt thành món phụ thay vì món chính.
+ Như thế nào mới gọi là “thịt mỡ”?
Đây là một thuật ngữ không chuyên biệt chỉ chung các loại thịt chứa hàm lượng chất béo quá mức. Hậu quả thường thấy của việc tiêu thụ quá nhiều loại thịt này là bệnh béo phì, thừa cân, có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.
2. Vận động thường xuyên: NÊN
+ Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh bao gồm ung thư đại tràng. Bác sĩ có gợi ý nào về cường độ tập thể thao để phòng tránh ung thư hiệu quả? Ví dụ: 15 phút tập luyện một ngày, như đi bộ nhanh chẳng hạn.
Ảnh minh họa
Tập thể dục thường xuyên không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng mà còn giảm nguy cơ tử vong do ung thư. Chưa có nghiên cứu cụ thể về cường độ, thời gian và tần suất tập nên là bao nhiêu để giảm nguy cơ ung thư nhưng thường các trung tâm nghiên cứu ung thư trên thế giới khuyên tập 300 phút hoạt động tầm trung (như việc nhà, chạy bộ) hoặc 150 phút luyện tập cường độ cao mỗi tuần.
3. Nạp đủ lượng vitamin D: NÊN
+ Được biết, nạp đủ lượng vitamin D sẽ giúp làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và tăng khả năng hồi phục cho bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng. Tại sao Vitamin D lại giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng?
Nhờ khả năng giảm sự gia tăng và kích thích sự phân hủy của các tế bào ung thư, Vitamin D có tác động đến sự hình thành và phát triển của bệnh ung thư đại trực tràng. Cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả chống viêm của vitamin D.
Cơ thể có thể tổng hợp vitamin D khi da được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời (“vitamin ánh nắng”), qua chế độ ăn và các viên uống bổ sung. Cần lưu ý là mối liên hệ giữa vitamin D và ung thư đại trực tràng chưa được chứng minh hoàn toàn. Bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể (30 ng/ml) không chỉ để phòng ngừa ung thư mà còn tốt cho sức khỏe nói chung.
4. Sử dụng aspirin trong thời gian dài: KHÔNG NÊN
+ Có đúng là việc sử dụng aspirin lâu dài giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng? Có thể dùng aspirin như một loại thực phẩm chức năng không?
Chưa có kết luận cuối cùng về mối liên hệ giữa aspirin và giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Aspirin có liên quan đến việc giảm sự phát triển những tổn thương tiền thân hình thành ung thư đại trực tràng - bệnh polyp đại tràng. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục về việc sử dụng aspirin ở người khỏe mạnh để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nhà chức trách đều cảnh báo không nên sử dụng aspirin trong công tác phòng ngừa bệnh ban đầu do nguy cơ chảy máu.
Dựa trên số liệu hiện có trong các tài liệu y khoa, việc sử dụng aspirin trong thời gian dài không được khuyến nghị đối với người khỏe mạnh để phòng ngừa ung thư đại trực tràng. Hầu như tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sử dụng aspirin thường xuyên có liên quan đến nguy cơ chảy máu dạ dày và đột quỵ do xuất huyết.
5. Tăng cường ăn tỏi: CHƯA ĐƯỢC CHỨNG MINH
+ Có thật là tăng cường ăn tỏi sẽ làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng? Và nếu vậy thì bao nhiêu là đủ?
Chưa có bằng chứng thuyết phục chứng minh hợp chất Allium trong tỏi có thể ngăn ngừa ung thư. Phần lớn những kết quả cho thấy có thể có sự liên quan giữa tỏi và phòng tránh ung thư đều là dựa trên những nghiên cứu cận lâm sàng. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây trên hơn 300,000 đối tượng cho thấy ăn tỏi không có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư.