Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

8 lưu ý trong ăn uống cho bệnh nhân viêm đại tràng

27/08/2018 Admin

Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng. Dưới đây là một số điều mà bệnh nhân cần lưu ý khi ăn uống để việc điều trị được hiệu quả.

1. Những ngày không đau

 

Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa dở "chứng”.

 

2. Khi bị táo bón

 

Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose...). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.

 

3. Khi bị tiêu chảy

 

Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

 

4. Tránh chất kích thích

 

Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà...đều phải kiêng.

 

Ảnh minh họa

 

5. Hạn chế các sản phẩm từ sữa

 

Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thểgây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.

 

 

6. Hạn chế mỡ

 

Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.

 

7. Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid

 

Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene... có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.

 

8. Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày

 

Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine.

 

Lưu ý: Bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu... Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).