Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

Bí quyết chữa viêm đại tràng của nhà báo Nguyễn Văn Cần

17/10/2018 Admin

Tôi giật mình và ngỡ ngàng khi gặp anh  Nguyễn Văn Cần , trông anh phong độ hơn nhiều khi còn đương nhiệm làm phó tổng biên tập tờ báo trung ương Dân Tộc và Miền Núi. Với nước da sáng, hồng hào, khỏe mạnh, nhanh nhẹn không ai nghĩ là anh đã từng mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính hơn 20 năm nay.

Cả cơ quan tìm thuốc chữa bệnh viêm đại tràng

 

Vì công việc bận rộn, hơn 3 năm nay tôi mới có cơ hội thăm anh kể từ ngày anh về hưu. Chúng tôi vừa nhâm nhi chén trà mạn đặc sánh do thói quen nghề nghiệp hay phải thức đêm vừa hàn huyên lại chuyện cũ.

 

Anh vốn hơn tôi 10 tuổi, bản tính cương nghị, tình cảm và nhiệt huyết với công việc. Khi tôi chập chững vào nghề thì anh đã là một cây viết cứng chuyên về chính luận. Anh là người trực tiếp dìu dắt và giúp tôi trưởng thành hơn trong công việc. Thấy anh vui vẻ, người khỏe mạnh hẳn lên, tôi buột miệng nói đùa “Hình như không phải lo nghĩ công việc giúp anh béo tốt hẳn lên”. A cười sảng khoái “Cậu cứ về hưu đi rồi sẽ biết, bí quyết của tôi đây này”. Anh vừa nói vừa lấy hộp thuốc trị bệnh viêm đại tràng để trong tủ cho tôi xem.

 

Ảnh minh họa

 

Nhớ lại ngày trước, anh bị viêm đại tràng mãn tính nặng lắm! Có lẽ nguyên do đặc thù nghề nghiệp, nay đây mai đó, ăn uống muốn đảm bảo vệ sinh mà không được, cộng thêm công việc tiếp khách nhiều, thường xuyên phải rượu bia nên mắc bệnh cùng là dễ hiểu. Ban đầu anh cũng bị nhẹ thôi, đau âm ỉ, hay đi ngoài mỗi khi uống rượu bia. Vốn dĩ coi thường đến sức khỏe, anh chẳng mải may để ý đến. Bệnh cứ thế tái đi tái lại liên tục và ngày càng nặng lên. Đến lúc anh quan tâm đến bệnh thì tình trạng đã nặng lắm rồi. Cứ ăn phải thức ăn lạ là đau bụng, đi ngoài ngay, bụng thường xuyên căng trướng khó chịu. Anh sợ viêm đại tràng đến nỗi hàng ngày phải xách cơm cặp lồng từ nhà đi ăn. Công việc của anh cũng vì vậy mà gián đoạn, không dám đi công tác xa. Anh thường xuyên từ chối các cuộc nhậu, liên hoan từ đối tác. Cuộc vui nào không từ chối được, anh phải kéo tôi đi để giúp sức. Do ăn uống kiêng khem khổ sở, các cơn đau hành hạ làm sức khỏe anh giảm sút nghiêm trọng, trước khi về hưu, anh nặng không quá 50 kg.

 

Thương anh, cả cơ quan đi tìm thuốc hộ. Cứ bất kỳ ai đi Công tác ở đâu, nghe mách có thuốc là mua về biếu anh. Phòng làm việc của anh hồi đó phải dành cả một tủ để thuốc và một bếp sắc chuyên dụng.  Anh uống hết, uống rất kiên trì đều đặn đủ các thứ thuốc. Thuốc từ nước ngoài mang về, đến các ông lang rừng từ bắc tới Nam anh đều có cả. Có đợt anh còn uống thực phẩm chức năng quảng cáo dùm beng rõ đắt tiền đến 6 tháng mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn tái phát và nặng lên.

 

Cơ duyên từ ông bạn già cùng tổ dân phố

 

Câu nói vui của tôi như chạm vào lòng anh, đang vui anh vội trùng xuống và tâm sự  “đang đi làm mà phải về hưu, buồn lắm chứ, cứ như người thừa ấy... chẳng biết làm gì, bệnh tình thì ngày càng trầm trọng, đi nội soi thì ổ loét rộng dọc theo khung đại tràng, mệt mỏi và buồn phiền lắm. May mà nhờ mấy hộp thuốc Cậu đang cầm trong tay đó...”.

 

Anh kể cho tôi rằng: Cũng là cơ duyên trong một lần họp tổ dân phố thay vợ, anh quen một ông lương y, dược sỹ đang làm tại Đông dược Phúc Hưng – thương hiệu “Thuốc Nam của Người Việt”. Nhìn sắc mặt và bắt mạch sơ qua, ông bảo anh bị viêm đại tràng mãn tính. Rồi ông gửi thuốc Đại tràng hoàn P/H miễn phí cho anh, thuốc do Công ty Phúc Hưng sản xuất. Ông dặn uống hết 4 hộp thuốc này thấy đỡ thì gọi lại cho ông.

 

Anh mang về uống, uống như vừa để cảm ơn sự nhiệt tình của ông bạn cùng tổ dân phố, cũng như biết đâu khỏi bệnh. Uống hết hộp thứ 3 đã thấy có sự chuyển biến. anh liền gọi điện và thông báo tới ông bạn lương y, dược sỹ. Ông cho thêm thuốc và giải thích, bệnh viêm đại tràng mãn tính là bệnh tổn thương đường tiêu hóa kéo dài, mà nguyên nhân sâu xa do công năng tạng Tỳ và Đại tràng bị suy yếu và không được điều hòa gây nên.

 

Để điều trị quan trọng nhất là phải điều trị tận gốc, tức là khôi phục 2 tạng này, mà cái này vốn dĩ là ưu thế nổi trội của thuốc thảo dược. Để điều trị quan trọng nhất là phải kiên trì trong vòng 2 tháng, thậm chí là hơn đối với người bệnh nặng thì mới dứt được. Anh kiên trì điều trị theo đúng hướng dẫn. Các tình trạng viêm đau hết dần, bụng hết chướng và đầy hơi, không còn đi ngoài. Anh đi kiểm tra nội soi thấy các vết loét không còn nữa. Đến nay bệnh đã dứt hoàn toàn, ăn uống thoải mái, anh ăn uống thoải mái, tăng cân, chẳng sợ gì nữa. Là một người cận thận, nhà anh bây giờ lúc nào cũng trữ thuốc, cứ cách một năm, anh lại uống 1 đợt phòng tái phát.

 

Câu chuyện thuở hàn vi của chúng tôi tiếp tục cho đến tận chiều. Trước khi về anh còn dặn “Cậu nhớ thuốc này để còn mách mọi người nhé! Làm nghề báo là hay bị bệnh này lắm đấy”. Tôi về mà lòng cũng lâng lâng, vui vì người anh, người Sếp cận kề ngày nào mình đã chữa khỏi bệnh và có những ngày tháng về hưu vui vẻ, an nhàn.      

 

Hữu Đức ghi chép