Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

08/09/2018

Ở trẻ thường có 4 biểu hiện rối loạn tiêu hóa chính: ói, tiêu chảy, đầy hơi ăn không tiêu và táo bón. Trong trường hợp, trẻ có biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa trên trong 1 – 2 ngày, nhưng trẻ vẫn ăn, chơi, ngủ bình thường, không có triệu chứng của bệnh lý khác kèm theo thì cha mẹ có thể yên tâm là trẻ vẫn khỏe mạnh, không có bệnh gì. Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh và hồi phục.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ - Nguyên nhân

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, nhưng đối với trẻ em thì những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do trẻ chưa ý thức được vấn đề vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, nề nếp sinh hoạt và sự lây nhiễm qua tiếp xúc.

 

Khi tình trạng đi ngoài của bé kéo dài, phụ huynh nên đưa đi bác sĩ khám để chấn bệnh, tìm bệnh cụ thể, sau đó chữa trị theo phác đồ của bệnh đó. Việc tự ý cho trẻ uống men vi sinh cũng không thể giải quyết hết “gốc” của bệnh, ví dụ nếu trẻ đi ngoài do lỵ thì phải uống kháng sinh mới khỏi, còn men vi sinh thì không có tác dụng.

 

Ảnh minh họa

 

Dự phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào?

 

Táo bón: Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.

 

Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ kết hợp hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối, cho trẻ ăn 1 – 2 quả chuối một ngày có thể đạt được hiệu quả của việc nhuận tràng, uống nước đun sôi để ấm. Ngoài ra có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60ml và pha bằng nước sôi.

 

Tiêu chảy: Để dự phòng tiêu chảy cấp cho trẻ, người lớn (gia đình và nhà trường) cần giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sạch sẽ; giữ gìn vệ sinh cá nhân như luôn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; không chơi đùa tại những nơi có rác bẩn; không ăn thức ăn đường phố, thức ăn không đảm bảo vệ sinh; ăn chín uống sôi… Với người lớn thì cần chế biến và bảo quản thức ăn, nước đảm bảo an toàn thực phẩm; phải đảm bảo có “đôi bàn tay sạch” khi chế biến thức ăn; quản lý tốt chất thải sinh hoạt ra môi trường. Không nên để trẻ gần gũi, ôm ấp vật nuôi, đặc biệt khi vật nuôi có dấu hiệu bị ốm. Cần cách ly trẻ mang bệnh với các trẻ khác để tránh bệnh lây lan…

 

Trẻ em bị rối loạn tiêu hoá nên dùng thuốc gì?

 

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiêu hoá trẻ em cũng như có nhiều loại men tiêu hoá. Vì vậy, cần phải hiểu rõ cách sử dụng từng loại thuốc đối với từng trường hợp rối loạn tiêu hoá cụ thể:

 

– Trường hợp 1: Nếu chữa tiêu chảy, táo bón do dùng kháng sinh gây ra thì phải dùng antibio, có thành phần là men vi sinh lactobacillus acidophilus có tác dụng phục hồi rối loạn hệ vi sinh có ích trong đường tiêu hoá đã bị tiêu diệt khi dùng kháng sinh (dùng thuốc xa bữa ăn 2 giờ).

 

– Trường hợp 2: Nếu chữa rối loạn tiêu hoá phân thối, quánh thì dùng neopeptin trong thành phần có men tiêu hoá đường bột (amylase), men tiêu hoá đạm (papin) và tinh dầu kích thích tiêu hoá (dùng cho trẻ em là loại thuốc giọt, lọ 15ml).

 

Cách chữa tốt nhất là dùng antibio để giúp cơ thể phục hồi hệ vi sinh vật có ích trong đường tiêu hoá. Sau đó nếu đi ngoài phân thối và quánh thì dùng neopeptin để bổ sung men tiêu hoá đường và đạm cho cơ thể (dùng thuốc giữa bữa ăn).

 

Debridate có thành phần chính là trimebutin maleate có tác dụng chữa khó tiêu, đau bụng quặn hoặc rối loạn nhu động ruột ở trẻ em. Trẻ 5 tuổi nên dùng loại thuốc nước (truyền dịch) mỗi lần 2 thìa cà phê x 2 lần/ngày.

 

Becombion xirô gồm có 6 vitamin nhóm B là B1, B2, B3, B5, B6 và B12 (chai 110ml và 60ml) có tác dụng chữa bệnh thiếu vitamin nhóm B. Thiếu máu, suy nhược cơ thể. Trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng, các bệnh đường ruột, gan. Liều trẻ em 1 thìa cà phê/ngày.

 

Giải quyết tận gốc chứng rối loạn tiêu hoá trẻ em

 

– Tập cho trẻ thói quen: Rửa sạch tay trước và sau mỗi lần ăn uống. Ðánh răng, súc miệng sạch sau khi ăn. Vì tay và miệng là nơi chuyển vào cơ thể đủ thứ: giun sán, vi khuẩn… Nếu tay và miệng sạch thì giảm được 60-70% các bệnh từ ngoài vào cơ thể.

 

– Tẩy giun 6 tháng 1 lần (1 viên kẹo giun quả núi 500mg mebendazol hoặc 1 viên fugacar 500). Tác hại của giun là hút dưỡng chất làm người suy kiệt. Ðộc tố của giun cũng gây chứng rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, ỉa lỏng, táo bón, khó tiêu…

 

– Bổ sung men tiêu hoá và men sinh hoá từ các loại quả: Ðu đủ chín hoặc dứa (khóm) chín: ăn 1 miếng nhỏ sau khi ăn cơm có tác dụng bổ sung men tiêu hoá chất đạm, chữa chứng ỉa phân thối.

 

Cam, quýt, bưởi (ăn cả cùi cam vỏ dày và lấy chất nhày hạt bưởi uống) để giúp cơ thể tổng hợp các loại men cần cho quá trình sinh hoá trong cơ thể chống nhiễm độc môi trường. Chống táo bón (ăn cả múi).

 

– Bữa ăn nào cũng có rau, nay thứ này mai thứ khác, để đảm bảo nhu cầu vitamin, khoáng chất, chất xơ chống táo bón.

 

– Khi cần dùng thuốc chữa bệnh phải đến bệnh viện (Ðông hoặc Tây y) khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

 

Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh thường gặp và cũng có nhiều người chủ quan nên đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Do đó, người lớn nên quan tâm tới vấn đề tiêu hóa của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe của trẻ. Điều quan trọng là cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp rối loạn tiêu hóa để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

 

 Truy cập website www.viemdaitrang.com.vn để biết thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng hoặc gọi tới tổng đại miễn cước 1800545435 để được các chuyên gia tư vấn.