Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bé tiêu chảy cấp thường có những biểu hiện: đi ngoài phân lỏng (trên 3 lần/ngày), kèm theo sốt, nôn, chán ăn, quấy, đau bụng, mệt mỏi và khát nước. Tiêu chảy cấp một trong những nguyên nhân gây bệnh, thậm chí là tử vong, để lại ảnh hưởng nặng nề tới sự tăng trưởng và phát triển của bé về sau.
Để đánh giá mức độ tiêu chảy cấp có thể phân theo các cấp độ:
Có thể điều trị tại nhà nếu bé tiêu chảy cấp ở mức độ A: Trẻ tỉnh táo, mất nước nhẹ, khóc có nước mắt, uống nước hoặc bú một cách bình thường, lưỡi ướt. Cho bé uống nước và điện gải nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch: nước cháo muối, nước gạo rang, oresol.
Phải đưa bé tiêu chảy cấp tới cơ sở y tế khi thấy:
Bé có dấu hiệu mất nước ở mức độ B: Bé quấy, khóc không có nước mắt (hoặc ít, lưỡi khô, khát.
Bé có dấu hiệu mất nước ở mức độ C: Bé mệt lả, li bì, khóc không có nước mắt, trũng và khô, uống kém hoặc không bú được.
Những điều lưu ý khi điều trị cho bé tiêu chảy cấp tại nhà (chỉ khi trẻ mới mất nước ở mức độ A):
Với trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bé bú và tăng số thời lượng cho bé bú nhiều hơn, vì sữa mẹ vẫn được hấp thu tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy và đó cũng là nguồn cung cấp cho trẻ lượng nước quý giá.
Dung dịch điều trị tiêu chảy cấp tại nhà.
Cách pha chế như sau:
– Oresol là loại dung dịch tốt nhất để điều trị tiêu chảy. Một gói oresol hòa tan hoàn toàn với 01 lít nước đun sôi (để nguội). Lưu ý: không để dung dịch quá 24 giờ.
– Nước cháo muối: gạo một nắm + một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (khoảng 1,2 lít nước), đun thật nhừ lọc qua lưới cho bé uống dần.
– Nước gạo rang: gạo rang vàng khoảng 50g, cho một thìa cà phê muối tinh với một lít nước đun sôi để nguội, cho bé uống dần.
Ảnh minh họa
Cách uống:
– Cho bé uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn, đợi khoảng 10 phút sau rồi tiếp tục uống, chú ý cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau khoảng 1-3 phút.
– Sau khoảng 4 giờ các mẹ đánh giá lại tình trạng mất nước của bé: nếu bé có các dấu hiệu nặng hơn cần đưa bé đến cơ sở y tế điều trị.
Dinh dưỡng cho bé.
Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi còn bú mẹ: Tiếp tục cho bé bú mẹ bình thường, tăng số lần và thời gian bú.
Trẻ lớn hơn: cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần ăn, không nên bắt trẻ kiêng khem. Đồ ăn cần mềm hơn, nấu kỹ hơn. Bổ sung cho trẻ ăn thêm hoa quả chín hoặc nước quả như: xoài, cam, chuối, đu đủ…
Không nên dùng các loại thực phẩm ít dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa: ngô, rau cần, đỗ nguyên hạt.. Đặc biệt không uống các loại nước có ga gây đầy bụng
Đề phòng tiêu chảy
– Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là 06 tháng đầu, cho ăn thêm sau 6 tháng.
– Cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng với thức ăn lượng đủ dinh dưỡng, thức ăn đảm bảo vệ sinh.
– Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, và sau khi đi ngoài, chăm sóc và thay tả cho trẻ.
– Tiêm phòng đầy đủ.
Trên đây là một số thông tin có thể giúp các mẹ xử trí khi bé tiêu chảy cấp.
Trường hợp điều trị ở nhà cho các bé tiêu chảy cấp mất nước ở mức độ A mà không có dấu hiệu tích cực, các mẹ nên đua bé đi khám tại các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
Truy cập website www.viemdaitrang.com.vn để biết thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng hoặc gọi tới tổng đại miễn cước 1800545435 để được các chuyên gia tư vấn.