Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm?

12/09/2018 Admin

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của bệnh đại tràng. Thomson W.D. (1990) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là hội chứng ruột kích thích (irritable bowel sydrome - IBS).

Hiện nay, nhờ các thăm dò hiện đại về hình thái và chức năng của ruột trên thực nghiệm và lâm sàng đã dần làm sáng tỏ cơ chế điều chỉnh ống tiêu hóa chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột ( trục não-ruột) - hệ thống mạng lưới thần kinh (plexuces) hoạt động cùng với nhau để thực hiện nhịp nhàng chức năng bình thường của ruột.

 

Cơ chế sinh bệnh của hội chứng ruột kích thích:

 

Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hóa: Tăng tính nhậy cảm, nội tạng dễ kích thích.

 

Thay đổi tính chịu đựng của ruột, giảm khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một số đoạn ruột.

 

Rối loạn vần động của ruột, tăng nhu động ruột gây ỉa chảy, giảm nhu động ruột gây táo bón.

 

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

 

Vì hội chứng ruột kích thích không gây ra bất kỳ một tổn thương nào ở đại tràng nên nó không gây nguy hiểm đến tính mạng, không để lại biến chứng gì cho người bệnh. Tuy nhiên việc điều trị lại rất khó khăn. Tùy thuộc vào triệu chứng của mỗi người khác nhau mà bác sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc điều trị như thế nào. Thông thường các bác sĩ sử dụng thuốc chống tiêu chảy, táo bón, giảm đau chống co thắt, thuốc an thần.

 

Chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích

 

Triệu chứng lâm sàng:

 

Rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng trên toàn bộ ống tiêu hóa.

 

- Phần trên ống tiêu hóa: Hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản, chứng khó tiêu, đầy tức bụng.

 

- Phần dưới ống tiêu hóa: Triệu chứng chủ yếu ở đại tràng (táo bón chức năng, ỉa chảy chức năng) được gọi là đại tràng co thắt, hoặc đại tràng bị kích thích, hoặc rối loạn chức năng đại tràng.

 

Ảnh minh họa

 

Tiêu chuẩn Rome II:

 

Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn Rome II. Năm 1999, hội nghị tiêu hóa quốc tế tại Rome đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích như sau:

 

Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không nhất thiết liên tục, kèm theo:

 

+ Giảm đi sau đại tiện.

 

+ Thay đổi hình dạng khuôn phân.

 

+ Thay đổi số lần đi đại tiện.

 

Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp thêm các triệu chứng không đặc hiệu nhưng gợi ý chẩn đoán hội chứng ruột kích thích:

 

+ Số lần đại tiện không bình thường (>3 lần/ngày hoặc <3lần/tuần).

 

+ Phân không bình thường (lỏng, cứng, nhão).

 

+ Đại tiện có lúc phải chạy vội vào nhà xí, hoặc phải rặn nhiều,hoặc cảm giác đi chưa hết phân.

 

+ Bụng chướng hơi, cảm giác nặng tức bụng.

 

+ Phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có máu.

 

Các triệu chứng không đặc hiệu trên luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ và thức ăn đồ uống. Nếu ăn uống các thức ăn không thích hợp ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng rối loạn; nếu ăn kiêng các triệu chứng có thể hết.

 

hội chứng ruột kích thích  gồm nhiều triệu chứng cơ năng, các triệu chứng thay đổi, trong các triệu chứng có thể phân thành 2 thể loại:

 

+ Các triệu chứng về tiêu hóa biểu hiện chính là đau bụng, bụng chướng hơi, rối loạn đai tiện, rối loạn phân.

 

+ Các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa phụ thuộc vào thời gian bệnh kéo dài: Đau đầu, mất ngủ, các triệu chứng về rối loạn tâm lý (lo lắng, sợ bệnh hiểm nghèo...).

 

Triệu chứng cận lâm sàng:

 

+ Xét nghiệm máu bình thường.

 

+ Xét nghiệm phân, cấy phân tìm vi khuẩn bình thường.

 

+ Sinh thiết, xét nghiệm mô bệnh học đại tràng bình thường.

 

+ Chụp X.Q khung đại tràng, bình thường hoặc có rối loạn co bóp nhu động.

 

+ Nội soi đại-trực tràng bình thường.

 

Qua thăm khám và xét nghiệm có thể giúp chúng ta phát hiện một số triệu chứng báo động về bệnh lý thực tổn để chẩn đoán phân biệt với hội chứng ruột kích thích.

 

Các triệu chứng báo động:

 

+ Chán ăn, sụt cân.

 

+ Thiếu máu.

 

+ Sốt, tăng BC, tốc độ máu lắng tăng.

 

+ Đại tiện phân có nhầy máu.

 

+ Phân nhỏ dẹt thường xuyên.

 

+ Các triệu chứng rối loạn phân mới xảy ra ở người > 40 tuổi.

 

+ Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại tràng.

 

Điều trị

 

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm, bệnh nhân phải đi khám bệnh nhiều nơi, tâm lý luôn ngờ vực, lo lắng sợ bệnh nặng, bệnh ác tính. Bác sĩ điều trị cần thiết lập mối quan hệ tin cậy, chắc chắn, kiên định với người bệnh, cần giải thích cho bệnh nhân hiểu thấu đáo về hội chứng ruột kích thích làm nhẹ đi sự lo lắng từ các triệu chứng của chính họ, hướng dẫn họ điều trị chi tiết, cẩn thận, tạo lòng tin cho người bệnh.

 

Truy cập website www.viemdaitrang.com.vn để biết thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng hoặc gọi tới tổng đại miễn cước 1800545435 để được các chuyên gia tư vấn.