Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

Ung thư trực tràng: "Thủ phạm" gây tử vong cao thứ 4 trong các bệnh ung thư

17/09/2018 Admin

Ung thư trực tràng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan. Ung thư trực tràng bắt nguồn từ các mô trực tràng (phần dài nhất của ruột già) hoặc trực tràng (vài cm cuối cùng của ruột già trước hậu môn). Hầu hết các ung thư trực tràng là các khối u ác tính bắt nguồn từ mô tuyến.

 

Nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng

 

Mặc dù các nguyên nhân chính xác gây ra ung thư trực tràng chưa được xác định rõ nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, ung thư trực tràng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 (sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan) và thực tế vẫn có những người có nguy cơ bị bệnh cao hơn người khác.  

 

Các polyp mọc trên thành bên trong của trực tràng hoặc đại tràng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân nàyà thường gặp ở người trên 50 tuổi (hơn 90% số người mắc bệnh này được chuẩn đoán sau tuổi 50). Hầu hết các polyp là lành tính (không phải ung thư), nhưng một số polyp (u tuyến) có thể trở thành ung thư.

 

 Người bị bệnh lý gây ra viêm trực tràng (như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn) trong nhiều năm sẽ có nguy cơ ung thư tăng cao. Khi bệnh nhân đã bị ung thư trực tràng có thể phát triển ung thư trực tràng lần thứ hai.

 

Ảnh minh họa

 

Phụ nữ có tiền sử ung thư buồng trứng, tử cung (nội mạc tử cung), hoặc ung thư vú có nguy cơ phát triển ung thư trực tràng cao hơn.

 

Người có tiền sử gia đình dương tính của bệnh ung thư trực tràng cũng có nhiều khả năng bị bệnh hơn những người khác. Ngoài ra các yếu tố về lối sống như chế độ ăn uống không hợp lý, những người hút thuốc lá, uống nhiều rượi bia có nguy cơ tăng cao của căn bệnh ung thư này.

 

Triệu chứng bệnh

 

 Một số triệu chứng cảnh báo sớm nguy cơ ung thư trực tràng có thể bao gồm:

 

- Có sự thay đổi trong các hoạt động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón)

 

- Có máu (hoặc màu đỏ tươi hoặc rất sẫm) trong phân

 

- Phân có khuôn hẹp hơn so với bình thường

 

- Thường xuyên thấy đau hoặc co thắt ruột do đầy hơi, hoặc cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng

 

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

 

- Cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc; buồn nôn hoặc nôn

 

Các triệu chứng này có thể không phải do ung thư và dễ nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, bất cứ ai có những triệu chứng này nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

 

Tầm soát và chuẩn đoán

 

Các xét nghiệm tầm soát sẽ giúp bác sĩ tìm thấy bướu thịt (các polyp) hoặc tế bài ung thư trước khi người bệnh có các triệu chứng cụ thể. Phát hiện sớm ung thư trực tràng cũng sẽ làm tăng sự hiệu quả của điều trị. Các xét nghiệm kiểm tra như: Xét nghiệm máu trong phân (FOBT), soi trực tràng sigma, nội soi áo trực tràng… có thể được sử dụng để phát hiện các polip, ung thư, hoặc các bất thường khác.

 

Nếu sinh thiết cho thấy bệnh ung thư hiện hữu, bác sĩ cần kiểm tra thêm để biết mức độ bệnh nhằm lập kế hoạch điều trị tốt nhất cho người bệnh. Việc đánh giá giai đoạn ung được dựa trên tình hình khối u đã xâm lấn các mô lân cận hay chưa, ung thư đã lan rộng hay chưa và lan tới những bộ phận nào của cơ thể.

 

Các giai đoạn của bệnh

 

Giai đoạn 0: Ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc trong cùng của trực tràng. Ung thư biểu mô tại chỗ là một tên khác cho ung thư trực tràng Giai đoạn 0.

 

Giai đoạn I: Khối u đã phát triển vào thành trong của trực tràng. Khối u chưa phát triển vượt qua thành.

 

Giai đoạn II: Khối u phát triển sâu hơn vào trong hoặc xuyên qua thành trực tràng. Nó có thể đã xâm lấn các mô lân cận, nhưng các tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.

 

Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa đến các bộ phận khác của cơ thể.

 

Giai đoạn IV: Ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể, như gan hoặc phổi.

 

Tái phát: Đây là ung thư đã được điều trị và tái phát trở lại sau một khoảng thời gian khi ung thư không thể được phát hiện. Bệnh có thể tái phát trở lại trong trực tràng, hoặc trong một bộ phận khác của cơ thể.

 

Phương pháp điều trị

 

Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng một số phương pháp điều trị ung thư trực tràng phổ biến như sau:

 

Phẫu thuật: Áp dụng phẫu thuật nhằm loại bỏ các mô có khối u và các mô/hạch bạch huyết lân cận. Phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua mổ nội soi ổ bụng (phẫu thuật lỗ khóa) hoặc phẫu thuật mở khoang bụng.

 

Hóa trị: Hóa trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư để thu nhỏ/tiêu diệt các tế bào ung thư. Các loại thuốc đi vào máu và có thể tác động đến các tế bào ung thư khắp cơ thể.

 

Liệu pháp nhắm trúng đích: Một số người bị ung thư trực tràng đã di căn được điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích. Bệnh nhân được cho sử dụng các loại thuốc hoặc các chất có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của ung thư. Các loại thuốc này có tác dụng can thiệp vào các phân tử cụ thể liên quan đến sự phát triển và lây lan của khối u.

 

Xạ trị: Là sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó chỉ tác động đến các tế bào ung thư trong khu vực được điều trị.và can thiệp quá.

 

 Tại một số nước có ngành y tế hiện đại họ sử dụng một số phương pháp như: cấy phóng xạ, miễn dịch sinh học, điều trị can thiệp, dao đông lạnh…

 

Lưu ý để phòng ngừa ung thư đại tràng

 

- Không dùng quá nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật.

 

- Bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin... trong các loại thức ăn để làm giảm thời gian ứ đọng phân trong lòng ruột, đồng thời sinh ra những vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

 

- Có chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục.

 

Theo Trí Thức Trẻ