Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

Viêm đại tràng mạn tính - Họa từ lối sống

17/09/2018 Admin

​Thói quen ăn uống không điều độ, thức ăn không hợp vệ sinh, sinh hoạt thiếu lành mạnh… là những  thủ phạm chính gây nên bệnh viêm đại tràng mạn tính, căn bệnh phổ biến ở nước ta. Nếu không điều trị triệt để, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh ung thư đại tràng hiện nay.

Đại tràng “đổ bệnh” vì lối sống

 

Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, việc ăn uống, sinh hoạt của chúng ta hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ hệ thống tiêu hóa. Trong đó, đại tràng là cơ quan dễ bị viêm nhiễm nhất bởi nó có chức năng tiếp nhận, chứa đựng, xử lý và đào thải mọi chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

 

Thế nhưng, không phải ai cũng có ý thức giữ gìn sức khỏe khi chưa phải đối mặt với những phiền toái, khổ sở và các nguy cơ do bệnh viêm đại tràng gây ra. Vì thế, hàng ngày, chúng ta vẫn cứ vô tư ăn các loại đồ ăn sống, đồ ăn nhanh…; vô tư uống rượu bia, hút thuốc lá; vô tư thức khuya lướt web, hoặc để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài… mà không hề lo lắng tới những nguy hại đối với đại tràng.

 

Hậu quả là, chức năng đại tràng bị suy giảm và niêm mạc đại tràng dễ dàng bị tấn công bởi các vi khuẩn, các chất độc hại có trong các loại thức ăn không hợp vệ sinh và gây ra các đợt viêm cấp tính với các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng….

 

Điều đáng nói là, ở giai đoạn đầu, người bị viêm đại tràng thường không biết hoặc biết nhưng phớt lờ với nhiều lý do khác nhau nên vẫn thản nhiên duy trì những thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Chẳng hạn, nhiều người bệnh cho rằng vì quá bận nên họ không thể ăn uống đúng giờ, vì  phục vụ cho công việc nên phải uống rượu bia hay vì tiết canh là món khoái khẩu không thể từ bỏ…

 

Ảnh minh họa

 

Chỉ đến khi bệnh tái phát nhiều lần và chuyển thành mạn tính với các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, đi phân lúc táo lúc lỏng, hay bị đau bụng đi ngoài khi ăn đồ ăn tanh hoặc đồ ăn sống lạnh… thì người bệnh mới “tá hỏa” đi khám và điều trị. Tuy nhiên, lúc này, niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương nặng nề, tạo thành những ổ viêm loét sâu và rộng nên rất khó điều trị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như cơ thể thiếu chất, sức khỏe suy kiệt, thủng đại tràng…, thậm chí ung thư đại tràng.

 

Lối sống lành mạnh – “Thần dược” trị viêm đại tràng

 

Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Để phòng và điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính thì việc thay đổi lối sống là hết sức cần thiết. Bởi, tính khoa học, sự cân đối trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể mà còn cải thiện chức năng đại tràng, từ đó, hạn chế gây tổn thương niêm mạc đại tràng, làm giảm nhẹ tình trạng bệnh và ngăn ngừa tái phát.

 

Theo đó, người bệnh cần kiêng tuyệt đối những thức ăn gây kích thích đại tràng, loại bỏ thực phẩm bẩn, hạn chế tối đa những thực phẩm không hợp vệ sinh, thức ăn nhiều dầu mỡ, không uống rượu bia, hút thuốc lá…. và nên ăn các loại thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như các loại rau, của, quả, ngũ cốc… Đồng thời, cần ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe, tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức và hạn chế những căng thẳng, stress.

 

Đại Tràng Hoàn P/H  là thuốc thảo dược, bào chế từ hai bài thuốc “Sâm Linh Bạch Truật” và “Hương Sa Lục Quân tử” có tác dụng điều trị viêm đại tràng mạn tính.

 

Quan trọng hơn, người bệnh cần thay đổi thái độ coi thường bệnh, nên đi khám và chữa trị ngay khi có những triệu chứng xuất hiện. Nếu bệnh được phát hiện ngay từ đầu và khi bệnh còn nhẹ thì việc điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn so với những trường hợp để dai dẳng, kéo dài nhiều năm.

 

Bên cạnh việc tuân thủ một lối sống lành mạnh, trong điều trị viêm đại tràng mạn tính, người bệnh nên cân nhắc chọn các giải pháp điều trị an toàn và tận gốc bệnh bằng các loại thuốc thảo dược lành tính được bào chế từ những bài thuốc cổ phương như “Sâm linh bạch truật tán”, “hương sa lục quân”… thay vì sử dụng các loại thuốc tân dược chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng.