Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

3 kiểu ăn uống khiến viêm đại tràng chữa mãi không khỏi

20/08/2018

Chỉ cần ăn uống không cẩn thận là viêm đại tràng lại tái phát, nên hầu hết người bệnh kiêng khem một cách sai lầm, khiến bệnh không thể khỏi.

Sai lầm 1: Chỉ ăn những thức ăn nghĩ là lành

 

Các món ăn như cháo loãng, cháo thịt nạc, rau luộc, thịt kho, thịt rim, thịt hấp, muối vừng, muối lạc,…là những món mà người bệnh ăn thường xuyên và rất hạn chế ăn thịt bò, thịt gà, thịt vịt, cá, tôm, cua, ốc,… nên cơ thể bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng, vì thực tế nếu người bệnh chỉ ăn thịt lợn mà ít ăn các loại thịt gia cầm và hải sản thì không đủ các axit amin thiết yếu cho cơ thể và các khoáng chất quan trọng

 

Không dám ăn nhiều loại thức ăn, trái cây, rau quả cùng một lúc vì sợ đau bụng, đi ngoài. Chính việc kiêng khem quá mức lâu ngày dẫn đến thiếu chất, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, người uể oải, dần dần héo mòn, sức đề kháng suy giảm, phát sinh sang các bệnh khác. Vì vậy, bệnh không những không khỏi mà còn trầm trọng hơn.

 

Sai lầm 2: Không bao giờ ăn cá

 

Cá là một nguồn dinh dưỡng tốt, cung cấp nhiều đạm, vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt các loại các có chứa axit béo không no rất tốt cho sức khỏe như omega 3, nhất là các loại cá biển. Nhưng người viêm đại tràng lại gần như đoạn tuyệt với cá, nên càng làm thiếu hụt dinh dưỡng khiến cơ thể ngày càng suy kiệt.

 

 

Ảnh minh họa

 

Sai lầm 3: Không bổ sung chất xơ hòa tan

 

Người bệnh viêm đại tràng ít ăn các loại rau sống, trái cây, các món rau củ vì sợ ăn vào đại tràng bị cọ xát mạnh vào các ổ viêm loét dễ tái phát. Nhưng không hề biết rằng trong các loại rau củ quả lại chứa nhiều chất xơ hòa tan - là thức ăn cho lợi khuẩn phát triển. Nên việc không cung cấp đủ thức ăn cho lợi khuẩn càng làm suy giảm lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột làm rối loạn tiêu hóa càng nặng hơn.

 

Nguy hiểm hơn, không ăn đầy đủ các loại rau quả tươi sống sẽ thiếu vitamin trầm trọng làm sức đề kháng suy yếu dần. Đặc biệt, thiếu vitamin nhóm B (là thức ăn cho não bộ) dẫn đến trầm cảm, stress làm lợi khuẩn chết hàng loạt cũng làm cho rối loạn tiêu hóa trầm trọng.

 

Hiểu và điều trị thế nào cho đúng?

 

Quan điểm của y học hiện đại (YHHĐ) cho rằng, viêm đại tràng mạn tính khởi phát từ các đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do đại tràng bị nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng, các hóa chất qua ăn uống nhưng không được điều trị dứt điểm.

 

Tuy nhiên, YHHĐ vẫn chưa giải thích rõ được tình trạng đại tràng bị viêm và tái phát liên tục cũng như sự nhạy cảm của đại tràng với thức ăn lạ, chất tanh…nên việc điều trị viêm đại tràng mạn tính vẫn chỉ dừng ở mức giải quyết các triệu chứng của bệnh.

 

Trong khi đó, Y học cổ truyền thì cho rằng: Sở dĩ đại tràng dễ bị viêm, tái phát và trở thành bệnh mạn tính là do công năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, mất cân bằng.

 

Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng thì cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc” bệnh nhằm phục hồi hoàn toàn “sức khỏe” của đại tràng. Nghĩa là bên cạnh việc tiêu viêm, khôi phục niêm mạc ruột, hết vết loét thì cần phải nâng cao và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa.

 

Theo các bác sỹ Y học cổ truyền, có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng mạn tính như “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử”. Đây là hai bài thuốc cổ phương rất nổi tiếng gồm các thành phần như Mộc hương, Hoàng đằng, Bạch truật, Bạch thược, Hoài sơn.. Hai bài thuốc này khi được kết hợp với nhau sẽ vừa có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm hết các triệu chứng như tiêu chảy, sống phân, đau bụng…, vừa giúp cân bằng nhu động ruột, phục hồi và tăng cường công năng hệ tiêu hóa.

 

Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng Đông y để điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính. Ngoài ra, trong quá trình điều trị và sau khi khỏi bệnh, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát.