Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

Kiến thức cần biết về viêm đại tràng cấp tính

17/08/2018

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính nhưng người trưởng thành hay gặp phải loại bệnh này, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Nếu không chữa trị, bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Đại tràng (ruột già) là bộ phận quan trọng trong hệ thống đường ruột, có chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và tống ra ngoài, trong đó còn có cả nước. Trước khi chất cặn bã được tống ra ngoài, đại tràng hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã đó.

Nguyên nhân gì?

Bệnh viêm đại tràng cấp tính có liên quan chặt chẽ với vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh, bởi vì, trong các môi trường đó có rất nhiều các loại vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng). Nếu con người ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh hoặc uống phải nước có vi sinh vật gây bệnh rất dễ mắc bệnh viêm đại tràng, trong đó viêm đại tràng cấp tính là bệnh có thể gặp trong cuộc sống thường ngày ở những địa phương, gia đình không đảm bảo vệ sinh (viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn). Với ký sinh trùng loại hay gặp nhất là lỵ amíp, với vi khuẩn có thể là lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao… Đối với virút gặp nhiều hơn cả là virút Rota, đặc biệt là ở trẻ em. Riêng bệnh viêm loét đại - trực tràng chảy máu, nguyên nhân chưa được xác định, có thể do bệnh tự miễn. Ngoài ra có thể gặp viêm đại tràng cấp do dị ứng thức ăn.

 

Ảnh minh họa

 

Biểu hiện của viêm đại tràng cấp như thế nào?

 

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biểu hiện tương ứng, nếu viêm đại tràng cấp tính do lỵ amíp, đau bụng quặn từng cơn, mót đi ngoài liên tục, nhưng mỗi lần đi ngoài chỉ có một ít phân có máu và chất nhầy kèm theo phân. Nếu do vi khuẩn lỵ trực khuẩn, triệu chứng bệnh viêm đại tràng là người bệnh sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày/đêm đi nhiều lần phân lẫn máu nên phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi ngoài không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều cho nên rất dễ trụy tim mạch.

 

Nói chung viêm đại tràng cấp, đau bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh. Triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng.

 

Bệnh diễn biến nhanh chóng gây mất nước và điện giải nếu không chữa trị kịp thời có thể bị trụy tim mạnh.

 

Để chẩn đoán viêm đại tràng cấp, cần lấy phân để soi tươi (lỵ amíp thấy thể ăn hồng cầu, vi khuẩn tả thấy di động dưới kinh hiển vi nền đen), nuôi cấy, phân lập xác đinh vi khuẩn (tả, lỵ, thương hàn, E.coli…). Trong trường hợp cần thiết có thể soi đại tràng xích - ma và trực tràng.

 

Biến chứng do viêm đại tràng cấp tính

 

Khi bị viêm đại tràng cấp do amíp nếu không được điều trị đúng có thể dẫn đến viêm đại tràng mạn tính, nguy hiểm hơn là gây áp-xe gan.

 Mẹo tránh ‘khô vùng kín’ giúp đời sống vợ chồng thăng hoa Bị Đờm, ho, khó thở, hen suyễn, COPD lâu năm cần lưu ý

Biến chứng của bệnh của viêm đại tràng cấp do vi khuẩn lỵ có thể gây thủng đại tràng, viêm loét đại tràng,  hiếm gặp hơn là gây nhiễm trùng huyết.

Biến chứng của bệnh lao ruột  có thể gây nên bán tắc ruột, tắc ruột, thủng ruột, gây viêm phúc mạc có thể gây tử vong.

 

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh như thế nào?

 

Nếu biết được nguyên nhân viêm đại tràng, việc điều trị thuận lợi hơn rất nhiều. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm soi phân, thuốc giảm đau cũng cần được cân nhắc. Bồi phụ nước và chất điện giải là hết sức cần thiết nhằm mục đích không để trụy tim mạch (uống dung dịch oresol, truyền dịch tại cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu).

 

Lời khuyên của thầy thuốc

 

Để phòng bệnh, cần vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt. Trong cuộc sống thường ngày không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống…) và không uống nước chưa đun sôi, nước đá không đảm bảo vệ sinh (không tiệt khuẩn nước trước khi làm đông đá) không nên dùng. Trong gia đình khi có người mắc bệnh do kiết lỵ, bệnh lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả… cần tiệt khuẩn các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi. Phân người bệnh không được để vương vãi, phải cho vào hố xí và có chất sát khuẩn mạnh, nhất là ở nông thôn, miền núi.