Mắc bệnh viêm đại tràng nên ăn gì? kiêng gì?
Đại tràng là căn bệnh khá phổ biến. Đối tượng dễ mắc bệnh này thường là những người trung và cao tuổi. Bệnh không gây nguy hại đến tính mạng của con người nhưng sự tái phát thường xuyên của nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đại tràng đều có chung cảm giác là ăn uống không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, đau quặn bụng. Các cơn đau càng rõ rệt khi ăn uống, nhất là ăn phải những đồ ăn lạ, thức ăn để nguội làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu và bí bức.
Vậy, người bị Viêm đại tràng nên ăn gì?
Vì viêm đại tràng là một bệnh của đường tiêu hóa nên ăn uống có vai trò rất quan trọng, người bệnh cần có chế độ ăn riêng, nhưng không nên kiêng khem quá mức gây suy dinh dưỡng, tránh những thức ăn khó tiêu, và nên nhai kỹ khi ăn.
Nếu đi ngoài có mùi chua, nhiệt bọt thì giảm các thức ăn dễ lên men như đường, dưa chua; nếu đi ngoài phân có mùi thối thì giảm ăn đạm, nên ăn sữa chua, dưa. Trong trường hợp bị táo bón nên ăn những thức ăn nhuận tràng như khoai, sữa chua, củ cải.
Sau đây là một số món ăn thích hợp với người bị Viêm đại tràng:
- Đậu ván, đại táo: Đậu ván 25g, đại táo 20g, bạch thược và trần bì mỗi thứ 5g. Sắc lấy hai nước hòa chung, chia uống 2 lần trong ngày vào sáng và tối. Ngày uống 1 lượng như thế để trị viêm đại tràng mãn tính do tỳ vị hư hàn.
- Trái vải, hoài sơn: Vải khô chỉ lấy cơm 50g, hoài sơn 40g, hạt sen 30g, gạo tẻ 60g. Ba vị đầu giã nát, nấu cháo chung với gạo tẻ, mỗi tối ăn 1 lần, liên tục 15 - 20 ngày. Trị viêm đại tràng mãn tính do tỳ thân hư hàn.
- Củ sen: Củ sen già còn tươi 150g, gạo tẻ 100g, đường cát trắng 30g. Làm sạch củ sen, bỏ đốt và vỏ, cắt miếng nhỏ, nấu cháo với gạo tẻ, khi cháo chín thêm đường cát, ngày ăn 1 thang. Trị viêm đại tràng mạn do tỳ thân hư hàn.
- Cật heo, cốt toái bổ: Cật heo 2 cái, cốt toái bổ 10g, gia vị vừa đủ. Làm sạch cật heo, cắt miếng, cốt toái bổ dùng vải thưa bọc lại, cho chung vào nồi, thêm nước hầm trong 1 giờ, nêm muối và gia vị vừa miệng. Ngày ăn 1 thang, chia ăn 2 - 3 lần, ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Ảnh minh họa
- Bổ cốt chỉ, ngũ vị tử: Bổ cốt chỉ 12g, ngũ vị tử 10g, ngô thù du 6g, nhục đậu khấu 10g, gừng tươi 6g, đại táo 5 quả. Tất cả đem nấu lấy nước dùng trong ngày.
- Bạch thược, phòng phong: Bạch thược, phòng phong, cam thảo, bạch truật mỗi thứ 10g đem nấu lấy nước để dùng trong ngày.
Viêm đại tràng nên kiêng gì?
- Hạn chế uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas, nước tăng lực, hút thuốc lá… vì gây kích thích đại tràng, có thể khiến người bệnh khó kiểm soát triệu chứng bệnh.
- Không nên ăn nhiều món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua bởi những món này dễ gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Trong trường hợp bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose…
- Nếu bị tiêu chảy, tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.
- Người bị viêm đại tràng mạn tính nên chú ý ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa hoặc ăn các món lạ.
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa.
- Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân viêm đại tràng cần kết hợp với chế độ thể dục hợp lý để tăng cường sức khỏe. Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, tránh lo âu, phiền muộn nếu không bệnh có thể nặng thêm.