Chữa viêm đại tràng mạn tính hiệu quả theo nguyên lý của y học cổ truyền
Viêm đại tràng mãn tính là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Người ta ước tính ở Châu Âu và Châu Mỹ cứ 100.000 người dân thì có 70 – 150 người bị mắc bệnh này. Ở Việt Nam ước tính 20% dân số bị Viêm đại tràng mãn tính và đang có xu hướng gia tăng.
Định nghĩa
Viêm đại tràng mãn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét và xung huyết, thậm chí có những ở áp xe nhỏ.
Triệu chứng
Để nhận biết viêm đại tràng có thể căn cứ các triệu chứng sau:
* Triệu chứng toàn thân:
Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.
* Triệu chứng cơ năng:
- Đau bụng:
+ Vị trí: xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.
+ Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót "đi ngoài" , "đi ngoài" được thì giảm đau.
+ Cơn đau dễ tái phát.
- Rối loạn đại tiện:
+ Chủ yếu là ỉa lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu.
+ Táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu.
+ Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).
+ Mót rặn, ỉa già, sau "đi ngoài" đau trong hậu môn.
* Triệu chứng thực thể:
- Ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau.
- Có thể sờ thấy "thừng xích ma" như một ống chắc, ít di động.
Ảnh minh họa
Điều trị
Theo Tây y:
Tuỳ theo bệnh trạng cụ thể mà sử dụng thuốc cho hợp lý:
- Loại trừ nguyên nhân gây bệnh nếu có: kháng sinh chống nhiễm khuẩn (berberin, biseptol, ercefuryl...), chống nấm (nystatin), chống ký sinh trùng (flagyl, klion, fugacar...), chống miễn dịch (liệu pháp corticoid)...;
- Giảm đau và chống co thắt (papaverin, no-spa, spasmaverine...);
- Chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn (smecta, antibio, bioflor, biolactyl...).
Tân dược có ưu thế trong điều trị triệu chứng, tiện sử dụng. Nhưng nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng quá liều có thể gây loạn khuẩn ruột, mất đi hệ vi khuẩn có ích trong ruột – vốn vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn; dùng chưa đủ liều dễ gây nhờ thuốc, làm giảm triệu chứng mà không giải quyết được tận gốc bệnh, tình trạng viêm đại tràng vẫn tái phát, lâu dài bệnh sẽ có xu hướng nặng lên gây bất tiện cho sinh hoạt, làm việc và vận động.
Theo Đông y:
Viêm đại tràng mãn tính theo Đông y thuộc phạm vi các chứng bệnh như phúc thống, tiết tả, lỵ tật, tràng phong; do công năng của Tỳ vị và Đại tràng suy yếu mà gây nên. Quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng và bài tiết các chất cặn bã bị rối loạn gây nên các đợt viêm cấp tính, tái đi tái lại nhiều lần thành viêm đại tràng mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mãn tính là do:
- Ẩm thực bất điều, nghĩa là ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Ăn thức ăn béo nhiều mỡ khó tiêu, uống nhiều rượu bia…Nguyên nhân này được coi là nguyên nhân hàng đầu gây viêm Đại tràng mạn tính.
- Tỳ vị tố hư, nghĩa là cơ thể vốn bị suy nhược hoặc bệnh tật lâu ngày. Ngoài ra, các yếu tố về tinh thần, đặc biệt là hay lo lắng, buồn phiền hoặc cáu giận kéo dài, công việc căng thẳng, stress có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.
Tùy nguyên nhân gây bệnh mà chia viêm đại tràng mãn tính thành các thể bệnh khác nhau như thể thấp nhiệt uẩn kết, thể can tỳ bất hòa, thể tỳ vị hư nhược, thể tỳ thận dương hư….
Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng mãn tính theo Đông Y:
Để điều trị viêm đại tràng mãn tính, nguyên tắc chung của Đông y là phải bảo đảm tính toàn diện, nghĩa là ngoài việc dùng thuốc phải đồng thời sử dụng nhiều biện pháp như điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp, bảo đảm giấc ngủ và tạo lập đời sống tinh thần thoải mái... Trong đó dùng đúng thuốc quyết định tới 70% khả năng thành công của việc điều trị.
Căn cứ theo bệnh, các lương y có thể điều trị theo hai hướng: Lựa chọn bài thuốc và từng vị thuốc theo thể bệnh cụ thể hoặc dựa trên cơ chế bệnh sinh mà xây dựng một phác đồ điều trị chung cho nhiều thể bệnh.
Để tìm được bài thuốc điều trị chung cho nhiều thể bệnh đòi hỏi sự đúc kết kinh nghiệm nhiều năm, kế thừa kiến thức y học cổ truyền hàng nghìn năm mới có thể thành công. Dựa trên nguyên tắc trị liệu cơ bản là bổ tỳ ích tràng, thanh nhiệt hóa thấp, hoạt huyết hóa ứ, kết hợp tinh tế và hiệu quả từ bài thuốc cổ phương và tân phương, hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm thuốc Đại tràng hoàn toàn P/H, bào chế hoàn toàn từ thảo dược, an toàn và hiệu quả cao trong việc điều trị triệt để viêm đại tràng mạn tính.