Đại tiện phân đen có nguy hiểm hay không?
Bình thường có thể thấy phân đen trong một số trường hợp do cách ăn uống hoặc một số loại thuốc, chẳng hạn như ăn huyết, bổ sung sắt... Tuy nhiên, phân đen cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý hoặc tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như: xuất huyết đường tiêu hóa do viêm loét hay ung thư đường tiêu hóa.
Máu có thể chảy từ bất kỳ phần nào của hệ thống tiêu hóa. Từ miệng đến hậu môn, bất kỳ chấn thương hay tổn thương mà gây chảy máu có thể dẫn đến việc bài tiết phân có máu. Bên cạnh đó, máu từ tổn thương mũi họng chảy xuống và được nuốt vào. Phân đen sệt như là hắc ín và mùi hôi thối thường là một triệu chứng của chảy máu đường tiêu hóa trên từ dạ dày, gan mật, thực quản hoặc ruột non.
Tùy thuộc vào tổn thương nhỏ hay to, mức độ xuất huyết, thời gian máu lưu lại trong đường ruột mà bạn có thể thấy được bằng mắt thường từ máu đỏ tươi, đến máu màu đen, đôi khi khó thấy bằng mắt thường vì chỉ với lượng rất nhỏ máu trong phân nên không thay đổi đáng kể màu sắc của phân, điều này được gọi là có máu ẩn trong phân. Tổn thương từ đường tiêu hóa thấp hơn, bao gồm đại tràng, trực tràng, hay hậu môn thường gây chảy máu máu đỏ tươi có thể lẫn với cục máu đông, đôi khi pha trộn phân, được gọi là phân có máu tươi (hematochezia).
Nguyên nhân nào?
Phân đen có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh, rối loạn khác nhau như do nhiễm trùng, chấn thương, viêm và bệnh ác tính. Nguyên nhân phổ biến bao gồm loét dạ dày (loét dạ dày) và viêm đường tiêu hóa từ việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs, như ibuprofen và aspirin…).
Phân có màu đen thường do chảy máu từ đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, ruột non). Bệnh lý tai mũi họng gây chảy máu (bệnh nhân nuốt máu xuống đường tiêu hóa). Phân màu đỏ hoặc màu nâu sẫm thường có nguồn gốc từ chảy máu ở đường tiêu hóa thấp hơn (đại tràng, trực tràng hay hậu môn).
Ảnh minh họa
Đại tiện phân đen có gây nguy hiểm gì không?
Phân đen nếu do xuất huyết tiêu hóa có thể báo hiệu một căn bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó, tốc độ và mức độ xuất huyết. Thất bại trong việc tìm kiếm chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng đe dọa tính mạng, thường được đề cập như:
- Thiếu máu.
- Xuất huyết và mất máu nặng gây sốc.
- Sự lan rộng hay di căn của ung thư.
- Chảy máu đường mật thể nặng có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng và tử vong.
Làm gì để phòng ngừa?
- Giảm nguy cơ táo bón, trĩ, túi thừa, và ung thư ruột kết bằng cách ăn rau và các loại thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên và ít chất béo bão hòa.
- Tránh kéo dài, sử dụng quá nhiều thuốc kháng viêm như ibuprofen, naproxen, và aspirin.
- Hạn chế uống rượu. Số lượng lớn rượu có thể gây kích ứng niêm mạc của thực quản và dạ dày.
- Không hút thuốc, hút thuốc lá có liên quan đến viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.
Theo SKĐS