Đau bụng là dấu hiệu bệnh gì?
Mặc dù đau dạ dày hoặc vùng bụng có thể phát sinh từ các mô của thành bụng như da và cơ bụng, thuật ngữ đau bụng thường được sử dụng để mô tả cơn đau xuất phát từ các cơ quan trong ổ bụng.
Những cơ quan này bao gồm dạ dày, ruột non, đại tràng, gan, bàng quang và tụy. Đôi khi đau có thể cảm nhận được trong ổ bụng mặc dù nó phát sinh từ các cơ quan ở gần nhưng không nằm trong ổ bụng, ví dụ như đáy phổi, thận, tử cung hoặc buồng trứng.
Nguyên nhân gây đau bụng:
- Viêm (như viêm ruột thừa hoặc viêm đại tràng)
- Tắc nghẽn ống mật do sỏi mật hoặc sưng gan do viêm gan.
- Giảm cung cấp máu tới cơ quan nào đó
- Hội chứng ruột kích thích (IBS).
Khi đi khám bác sĩ, bạn nhớ mô tả vị trí chính xác nơi cơn đau xuất hiện đầu tiên và mức độ đau, mức độ thường xuyên và tình trạng đau tăng hay giảm sau ăn.
Đau cấp tính sau ăn
Chủ yếu là do có quá nhiều hơi trong hệ tiêu hóa. Triệu chứng này có thể điều trị đơn giản bằng các thuốc không kê đơn.
Nó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng loét. Mọi người có thể bị đầy hơi hàng ngày nhưng đôi khi đau bụng do đầy hơi có thể bị nhầm lẫn với sỏi mật và bệnh tim.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân
Tình trạng này có thể do nuốt phải không khí khi ăn hoặc uống hoặc có thành phần nào đó trong thực phẩm dẫn tới hình thành hơi khi chúng tương tác với vi khuẩn trong đại tràng. Các loại thực phầm phổ biến gây đầy hơi là đường, tinh bột, chất xơ.
Khắc phục
- Chia ra nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no
- Ăn chậm, nhai thức ăn đúng cách
- Không ăn khi đang vội, buồn bã hay lo lắng vì căng thẳng có thể gây trở ngại cho hệ thống tiêu hóa.
Đau bụng bên trái
Nguyên nhân
- Bệnh dạ dày. Dạ dày ở trên thắt lưng, phía bên trái cơ thể và loại đau này không ở trong ổ bụng mà xuống dưới thắt lưng.
- Bệnh đại tràng xuống: Ung thư hoặc viêm đại tràng xuống có thể ảnh hưởng tới thành bụng gây đau bụng bên trái.
- Ung thư đại tràng: trường hợp này đau thường không rõ rệt. Nội soi đại tràng đóng vai trò quan trọng. Bác sĩ có thể nhìn thấy vấn đề trong đại tràng.
- Viêm túi thừa: là tình trạng viêm các túi hình thành dọc theo đường đi của ruột già.
- Bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy và phân lẫn máu. Kế hoạch ăn uống cẩn thận có thể giúp bạn. Người lớn tuổi có thể cần phẫu thuật.
Đau bên phải
Nguyên nhân
- Sỏi thận: Trong phần lớn các trường hợp, đau bắt đầu ở lưng và chuyển lên phía trước, mặc dù sỏi nhỏ có thể không được nhận ra cho đến khi nó gây tổn thương ở phía bên phải của bụng.
- Viêm ruột thừa: Đau thường ở góc phần tư dưới ổ bụng.
Trong một số trường hợp đau bắt đầu xung quanh khu vực rốn và lan xuống vùng bụng dưới bên phải (vùng hố chậu phải) nhưng cả hai tình trạng này đều nghiêm trọng.
Bạn có thể cần cắt ruột thừa, và nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Loét dạ dày: Nếu đau bên phải kèm theo đau ở vùng ngực và tập trung ở góc một phần tư trên ổ bụng, bạn có thể đang bị loét dạ dày. Cơn đau dữ dội và lặp lại sau những khoảng thời gian nhất định, đau nhiều nhất khi đói.
Bệnh này không nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời cùng với thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh.
Các bệnh khác
Đau bụng có thể là do nguyên nhân tiềm ẩn từ một số bệnh khác như viêm tuyến tụy hoặc mang thai ngoài tử cung.
Viêm tụy có thể bắt đầu bằng đau ở góc phần tư dưới bên trái hoặc góc phần tư dưới bên phải của ổ bụng.
Phụ nữ mang thai ngoài tử cung cũng thường bị đau bụng bên phải.
Cách tốt nhất để chẩn đoán tình trạng đau là khám bác sĩ sớm. Các rối loạn ruột do viêm thường xuất hiện ở người trẻ từ 20 tới 40 tuổi. Nó thường là “điềm báo” của ung thư đại tràng.
Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán gồm:
- Xét nghiệm máu gồm xét nghiệm công thức máu, điện giải, urê, creatinin, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm thai kỳ và lipase.
- Xét nghiệm nước tiểu
- Chụp X-quang bao gồm chụp X-quang ngực, chụp X quang bụng không có thuốc cản quang.
Nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng sau khi tìm hiểu tiền sử, kiểm tra và các xét nghiệm cơ bản như trên thì cần có những thủ thuật cao hơn để đưa ra chẩn đoán như:
- Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng/xương chậu.
- Siêu âm ổ bụng, vùng chậu
- Nội soi và soi đại tràng (không sử dụng trong chẩn đoán đau cấp).
Theo Sức khỏe và Đời sống