Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

Điều trị viêm đại tràng mạn tính cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt

12/09/2018

Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, để điều trị triệt để bệnh viêm đại tràng mạn tính thì bên cạnh việc dùng thuốc chữa bệnh viêm đại tràng, người bệnh còn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý và khoa học.

Biểu hiện và nguyên nhân gây viêm đại tràng

 

Bệnh viêm đại tràng mạn tính là một bệnh tiêu hoá thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh đại tràng trong nhân dân cao ở nhiều nước đang và kém phát triển do mức sống còn thấp nên điều kiện vệ sinh trong ăn uống ít được chú trọng. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang Viêm đại tràng mạn tính.

 

Bệnh viêm đại tràng mạn tính có biểu hiện là rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đau bụng (đau đại tràng), phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót muốn đi nữa,… Bệnh thường xuyên tái phát, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc thường ngày. Việc điều trị bệnh Viêm đai tràng mạn tính hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới chính là do tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc, việc điều trị bằng thuốc tân dược hiện nay chủ yếu để khắc phục các triệu chứng (chữa đi ngoài, giảm co thắt ruột, giảm đau,…).

 

Ảnh minh họa

 

Thuốc đại tràng thảo dược giúp điều trị tận gốc bệnh

 

Theo y học cổ truyền, viêm đại tràng mạn tính là do công năng Tạng Tỳ và Đại Tràng bị suy yếu và mất cân bằng. Vì vậy, nguyên tắc điều trị viêm đại tràng mạn tính an toàn và hiệu quả nhất là cần tập trung vào gốc bệnh, tức là cần bồi bổ khôi phục, điều hòa công năng của Tạng Tỳ và Đại tràng, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hoàn toàn, bệnh từ đó thoái lui và không tái phát.

 

Do đó, người bệnh nên sử dụng các loại Thuốc Đại Tràng Thảo Dược bào chế theo các bài thuốc cổ phương nổi tiếng hàng trăm năm như "Sâm Linh Bạch Truật" và "Hương Sa Lục Quân Tử"... Với thành phần là các dược liệu quý như Bạch Truật, Mộc Hương, Hoàng Đằng..., Thuốc Đại Tràng Thảo Dược được bào chế dưới dạng viên hoàn truyền thống tại nhà máy đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP -WHO) nên có hàm lượng dược liệu cao, chất lượng và hiệu quả điều trị tốt.

 

Khi được sử dụng đúng liệu trình, thuốc sẽ giúp điều trị tận gốc viêm đại tràng mạn tính , giúp kích thích và tăng cường công năng hệ tiêu hóa, từ đó, ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả, lâu dài.

 

Trị viêm đại tràng cần kết hợp ăn uống, sinh hoạt hợp lý

 

Để giúp cho việc điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh cần chủ động bảo vệ đường tiêu hóa, tránh tạo "áp lực" cho đại tràng bằng cách thực hiện tốt nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt.

 

Nguyên tắc ăn uống là phải đủ thành phần các chất dinh dưỡng: Chất đạm (protein): 1 g/kg mỗi ngày. Năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tùy theo từng bệnh nhân. Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15 g/ngày. Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

 

Người viêm đại tràng mạn nên ăn các loại thức ăn như: Gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải…

 

Không nên ăn các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng. Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

 

Tránh dùng thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét. Khi chế biến thức ăn, nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào, rán.

 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị căn bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn chất xơ, đồng thời phải kiêng rất nhiều thứ như chất béo, chất kích thích và một số loại thuốc.

 

Sau đây là một số điều trong ăn uống mà bệnh nhân viêm đại tràng mạn cần lưu ý:

 

1. Những ngày không đau: Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa dở “chứng”.

 

2. Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.

 

3. Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

 

4. Tránh chất kích thích: Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà…đều phải kiêng.

 

5. Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.

 

6. Hạn chế mỡ: Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.

 

7. Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.

 

8. Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày: Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine.

 

Ngoài ra, bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu… Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).

 

Truy cập website www.viemdaitrang.com.vn để biết thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng hoặc gọi tới tổng đại miễn cước 1800545435 để được các chuyên gia tư vấn.