Những loại thực phẩm không nên đun lại
Ăn những thực phẩm đun nóng lại có thể gây hại cho sức khỏe vì các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm đã bị biến đổi. Vì vậy, bạn nên hạn chế đun nóng thực phẩm, nhất là những loại thực phẩm dưới đây:
Thịt gà
Với hàm lượng protein cao, thịt gà có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu bạn hâm nóng lại sau 1-2 ngày. Tốt nhất là bạn nên dùng thịt gà bảo quản cho vào món sa lát lạnh hoặc món sandwich.
Ảnh minh họa
Rau bina
Rau bina cũng như một số loại rau lá xanh rất giàu sắt và nitrat. Nếu đun nóng lại, các nitrat có thể biến đổi thành nitrit và các chất gây ung thư khác.
Trứng
Món ăn buổi sáng giàu protein này không nên đun đi đun lại. Đun lại trứng ở nhiệt độ cao có thể khiến chúng trở nên độc hại và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.
Nấm
Loại thực phẩm này nên được ăn trong ngày do nó chứa thành phần protein phức hợp. Trước khi chế biến nấm, hãy ước lượng chính xác lượng nấm bạn có thể ăn hết để tránh phải đun lại.
Ảnh minh họa
Cơm
Ăn cơm được bảo quản ở nhiệt độ phòng có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm vì bào tử của vi khuẩn có trong cơm có thể vẫn xuất hiện ngay cả khi cơm đã được đun lại.
Củ cải
Củ cải là một thành phần phổ biến trong các món súp và món hầm. Do chứa hàm lượng cao nitrat nên loại củ này không nên được đun nóng lại vì nó có thể trở nên độc hại.
Dầu
Các loại dầu như dầu hạt nho, quả óc chó, quả bơ, hạt lanh có điểm khói rất thấp. Vì vậy khi bạn đun nóng lại chúng, chúng sẽ có mùi ôi. Tránh sử dụng chúng như dầu ăn và chỉ rưới những loại dầu này lên trên món ăn để tăng thêm mùi vị.
Củ cải đường
Củ cải đường giàu nitrat, giống như rau bina. Đun lại củ cải đường có thể gây ra nhiều rắc rối, vì vậy tốt nhất là ăn nguội nếu còn thừa.
Rau diếp
Loại rau lá xanh này tốt nhất là ăn sống. Hãy chế biến nó nếu cần nhưng không bao giờ được đun lại rau diếp vì hàm lượng nitrat cao có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Khoai tây
Khoai tây rất bổ dưỡng nhưng chúng sẽ bị mất đi giá trị dinh dưỡng nếu bạn để chúng ở nhiệt độ phòng quá lâu. Chúng có thể trở nên độc hại, gây các bệnh như ngộ độc thực phẩm.
Theo SKĐS