Chuyên trang thông tin dành cho người mắc bệnh đại tràng

Viêm loét đại tràng chảy máu

15/10/2018

Viêm loét đại tràng chảy máu là gì?
 
 
Đại  tràng là đoạn cuối của đường tiêu hóa, là nơi hình thành và chứa đựng phân trước khi bài xuất ra ngoài. Đại tràng bao gồm: manh tràng là đoạn nối với đoạn cuối ruột non tiếp đến là đại tràng lên (đại tràng phải), đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống (đại tràng trái), đại tràng sigma, trực tràng và cuối cùng là hậu môn.
 
 
Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu có đặc điểm là gây ra hiện tượng viêm, loét và rối loạn chức năng của đạitràng.
 
 
Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng chảy máu ? 
 
 
Nguyên nhân của bệnh đến nay người ta cũng chưa rõ, nhưng bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch.  Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu và bệnh Crohn gọi chung là nhóm bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease- IBD). Bệnh lúc đầu có thể chỉ khu trú tại trực tràng, về sau lan dần vào trong, tổn thương có thể toàn bộ đại tràng đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non.
 
 
Đối tượng nào có thể bị viêm loét đại tràng chảy máu ?
 
 
Bệnh thường gặp ở các nước đã phát triển (Mỹ, Phương Tây), gần đây có xu hướng gia tăng ở Châu Á ( trong đó có Việt Nam), do cuộc sống “Âu hóa”, Nam và nữ đều có thể mắc bệnh như nhau, tuổi thường gặp là :15-30 tuôỉ và 60-70 tuổi. Tại Việt nam, chúng ta thường gặp viêm loét đại tràng, bệnh Crohn rất hiếm.
 
 
Làm thế nào biết bị viêm loét đại tràng ?
 
 
Nổi bật và thường gặp nhất trong viêm loét đại trực tràng chảy máu là đau bụng và tiêu chảy phân máu, kèm theo sốt và sụt cân. Tùy từng giai đoạn mà có các biểu hiện khác nhau, thông thường người ta chia làm 3 thể: thể nhẹ, thể trung bình và thể nặng.
 
 
Lao ruột (Ảnh minh họa)
 
 
Người bệnh có các biểu hiện tiêu hóa như sau: 
 
 
- Đau quặn bụng từng cơn dọc theo khung đại tràng
 
 
- Đi cầu tiêu chảy lẫn táo bón
 
 
- Thay đổi thói quen đi cầu (change bowel habit)
 
 
- Hội chứng lỵ:giác mắc cầu cấp thiết, phân nhầy máu kèm sốt, sụt cân
 
 
- Xuất huyết tiêu hóa dưới: đi cầu phân đen hoặc phân máu.       
     
 
Ngoài ra bệnh nhân còn có những ngoài đường tiêu hóa như: 
 
 
- Khớp: Viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp
 
 
- Da: hồng ban nút
 
 
- Mắt: Viêm kết mạc, mống mắt
 
 
- Gan mật: Viêm gan tự miễn, viêm xơ đường mật,
 
 
- Thận: viêm đài bể thận, sỏi thận
 
 
- Thiếu B12: viêm lưỡi do thiếu B12 (Crohn)
 
 
Khi bệnh nhận có những biểu hiện như trên kèm một số triệu chứng toàn thân như: sốt nhẹ, thiếu máu, môi lưỡi khô, tim nhanh,sụt cân ,,,cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay để được xác chẩn và điều trị.
 
 
Xét nghiệm nào giúp chẩn đoán viêm loét đại tràng ?
 
 
Để củng cố cho chẩn đoán xác định, bác si sẽ cho bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm như:Xét nghiệm phân:  tìm thấy máu (+), bạch cầu (+), Xét nghiệm máu: thấy có biêu hiện viêm : Bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu (VS) tăng, CRP tăng, có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ (Viêm loét đại tràng), Thiếu máu hồng cầu to (Crohn), Sinh hóa: Albumin giảm (mất qua đường tiêu hóa do viêm loét), giảm Vit B12, axit folic, Fe huyết thanh. Rối loạn điện giải ( Giảm K, Mg). Chụp XQ khung đại tràng, Nội soi khung đại tràng và sinh thiết niêm mạc đại tràng được xem là tiêu chuẩn vàng.
 
 
Điều trị viêm loét đại tràng như thế nào?
 
 
Việc điều trị còn nhiều khó khăn do hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn và phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Mục đíchđiều trị giúp lui bệnh và duy trì sự ổn định bệnh là quan trọng. Bao gồm điều trị nội khoa và phẫu thuật.
 
 
Điều trị nội khoa gồm:Chống viêm tại chỗ bằng thuốc có chứa 5 - ASA như: pentasa, asacol, dipentum, rowasa., tidocol.. Thuốc có tác dụng điều trị duy trì ở giai đoạn lui bệnh. Viên đặt hậu môn (pentasa dạng tọa dược) dùng khi tổn thương chỉ có ở trực tràng. Dạng thụt như rowasa áp dụng đối với tổn thương tại trực tràng và đại tràng sigma. Ở thể trung bình và thể nặng mà không đáp ứng với các thuốc trên thì chuyển dùng thuốc  corticosteroids uống hoặc tiêm. Nếu cũng không đáp ứng với corticosteroids (bệnh nặng) thì chuyển dùng các thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprine, cyclosporine, Infliximab (anti – TNF alpha).
 
 
Nếu đi cầu xuất huyết ồ ạt gây thiếu máu, tụt huyết áp phải kết hợp truyền máu cho bệnh nhân. 
 
 
Bên cạnh thuốc đặc hiệu bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý: cần ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, tránh các chất kích thích niêm mạc đại tràng như: giảm mở, giảm béo, rau sống, trong trường hợp thiếu hụt men lactase thì không dùng sữa, trong đợt tiến triển khẩu phần ăn cần hạn chế chất xơ, nếu bệnh nhân không ăn được phải truyền dịch.
 
 
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng: thường được áp dụng trong trường hợp biến chứng nặng. 
 
 
Biến chứng của viêm loét đại tràng ?
 
 
Một số biến chứng nguy hiểm của viêm loét đại tràng cần phải điều trị phẫu thuật như: phìnhđại tràng nhiễm độc (Toxic megacolon), chảy máu ồ ạt không thể kiểm soát bằng nội khoa, biến chứng thủng đại tràng, kháng tất cả các thuốc điều trị nội khoa, không thể dùng thuốc vì tác dụng phụ, sinh thiết có loạn sản (dysplasia).Viêm loét đại trực tràng cháy máu cần được theo dõi thường xuyên mỗi 6 tháng một lần bằng soi đại tràng và sinh thiết nhiều mảnh ở đại tràng và đại tràng sigma để kịp thời phát hiện giai đoạn loạn sản nặng hoặc là giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.Bệnh lâu ngày làm tăng tỉ lệ ung thư đại tràng: 2,5% người bệnh bị ung thư đại tràng sau 10 năm, 7,6% sau 30 năm và 10,8% sau 50 năm.
 
 
Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm?
 
 
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nhưng thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress, không dùng các chất kích thích, uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ sẽ là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh. Khi có triệu chứng như trên cần đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng và dùng thuốc để  điều trị duy trì tránh tái phát. 
 
 
Viêm đại tràng do lao (lao ruột)
 
 
Lao ruột là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đặc hiệu do trực khuẩn lao gây nên. Thường thứ phát sau lao phổi (50% bệnh nhân lao ruột có hình ảnh lao khi chụp X.quang phổi). Cũng có thể gặp lao ruột nguyên phát do bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao ở người và các loại khuẩn lao của động vật: bò, chim. Bệnh lây qua đường ăn uống chủ yếu do dùng sữa bò tươi và các chế phẩm của sữa có trực khuẩn lao bò, bú sữa mẹ, sử dụng thức ăn và nước uống nhiễm trực khuẩn lao. Bệnh tuy không thường gặp nhưng rất nguy hiểm vì khó chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ biến chứng lớn. Tỷ lệ tử vong do lao ruột là 11%.
 
 
Biểu hiện lâm sàng của lao ruột khá âm thầm và kín đáo nên ít khi người bệnh đến khám ở giai đoạn đầu. Triệu chứng chủ yếu là đau bụng âm ỉ kéo dài, gầy sút, chán ăn, có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đôi khi kèm táo bón (dễ nhầm với bệnh viêm đại tràng mãn tính), sốt về chiều (thường sốt không cao), hay ra mồ hôi. Bệnh có thể diễn tiến gây tắc ruột hoặc lao màng bụng….
 
 
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong phân. X quang và nội soi đại tràng sinh thiết cho thấy những hình ảnh tổn thương và tìm tế bào điển hình của lao.
 
 
Lao ruột được điều trị chủ yếu bằng nội khoa. Hiện phương pháp DOTS(điều trị ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp) đang được áp dụng phổ biến. Bệnh nhân được dùng phối hợp 4 thứ thuốc (đối với lao mới) hoặc 5 thứ thuốc (đối với lao điều trị thất bại). Việc phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp lao ruột có biến chứng (hơn 80% trường hợp biến chứng phải can thiệp bằng phương pháp này).Cần sử dụng đủ thuốc, đúng liều và đúng phác đồ, để tránh hiện tượng kháng thuốc. Khi có biến chứng tắc ruột cần phải phẫu thuật cấp cứu.
 
 
Để phòng lao ruột, cần giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt, không sử dụng sữa bò trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm cho cả bản thân và cộng đồng.
 
 
St