Viêm loét đại – trực tràng chảy máu
(viêm đại tràng) - Trong các tài liệu y học Anh, Hoa Kỳ, thuật ngữ “viêm loét đại tràng” dễ gây lầm với nhiều bệnh khác của đại tràng (cũng có viêm loét như lỵ amip; lỵ Shigella; lỵ Salmonella). Dùng thuật ngữ viêm loét đại – trực tràng chảy máucó ưu điểm là làm nổi bật tổn thương loét và trạng thái chảy máu niêm mạc, là các yếu tố đặc trưng của bệnh, nhấn mạnh đến trực tràng là nơi bị tổn thương thường gặp nhất (95% trường hợp).
>> Xuất huyết tiêu hóa do đâu?
Giải pháp triệt để điều trị viêm đại tràng mạn tính
Triệu chứng: Đau bụng quặn, đi ngoài ra máu bầm có khi lẫn mủ. Khám thấy triệu chứng rất nghèo nàn, có khi chỉ có ấn đau dọc khung đại – trực tràng, nhất là vùng xích ma và thăm trực tràng hơi đau, có máu bầm. Triệu chứng toàn thân rầm rộ, nhất là trong các thể nặng: sốt, sút cân, thiếu máu. Có thể có biểu hiện bệnh ngoài ống tiêu hóa: viêm khớp hoặc đau khớp, hồng ban nút, loét miệng – lưỡi, gan thoái hóa mỡ, viêm quanh ống mật, thận thoái hóa dạng tinh bột.
Nội soi: Cần thận trọng để tránh gây các tai biến thủng do đại tràng đã bị loét nặng. Hai đặc điểm nội soi: tính chất dễ chảy máu của niêm mạc và tính chất đồng đều liên tục của tình trạng viêm đỏ lan tỏa, phù nề và các ổ loét nông sâu.
Ảnh minh họa
X-quang: cần cân nhắc kỹ trong chỉ định và thận trọng khi tiến hành chụp đại tràng có Baryd vì lý do đã nói về nội soi, nhất là khi nội soi đã nhìn thấy ổ loét. Chụp đại tràng cản quang kép giúp cho chẩn đoán nhiều hơn là chụp với Baryd đơn thuần vì thường phát hiện rõ hơn các ổ loét nông hoặc nhỏ và các polyp giả.
Biến chứng: Bệnh thường diễn biến kéo dài với những đợt tiến triển có chu kỳ. Một số trường hợp có diễn biến cấp tính và tối cấp với triệu chứng cơ năng và toàn thân rất nặng và rầm rộ, nhanh chóng gây các biến chứng: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%). Ngoài ra, có thể có các biến chứng ở hậu môn – trực tràng (nứt, rò hậu môn, rò trực tràng – âm đạo hoặc rò hậu môn – âm hộ) và ung thư hóa với tỷ lệ tăng dần theo thời gian mắc bệnh (trên 10 năm: 3-5%; trên 25 năm: 41%; trên 35 năm: 56%)
Chẩn đoán và điều trị: Chủ yếu phải loại trừ các bệnh viêm đại – trực tràng có loét thường gặp ở Việt Nam như lỵ, amip, lỵ trực khuẩn…
Vì chưa rõ nguyên nhân sinh bệnh nên kết quả điều trị nội khoa rất hạn chế. Nếu cấy phân phát hiện vi khuẩn bội nhiễm, nên dùng kháng sinh thích hợp theo kháng sinh đồ, nếu không có vi khuẩn thì dùng các loại sulfamide: salazopyrine, sulfaguanidine. Nếu kết hợp với corticoide thụt hậu môn; khi dùng corticoide (uống hoặc tiêm) phải thận trọng hơn trong bệnh Crohn vì đã có sẵn ổ loét rất dễ thủng.
Tag: Viem dai trang man tinh, thuốc chữa đại tràng, chữa bệnh viêm đại tràng, trị viêm đại tràng